• Tài khoản
    Mật khẩu

HỘI THẢO “BẢO HỘ KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP VÀ NHÃN HIỆU CHO DOANH NGHIỆP VIỆT NAM”

Ngày 05/07/2019, tại hội trường Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội, Hội Sở Hữu trí tuệ Việt Nam (VIPA), Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) với sự hỗ trợ của Cục Sở hữu trí tuệ (IP Việt Nam) và Hiệp hội Nhãn hiệu Quốc tế (INTA) đã tổ chức thành công Hội thảo “Bảo hộ Kiểu dáng công nghiệp và Nhãn hiệu cho doanh nghiệp Việt Nam”.

Đến dự hội thảo có TS. Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, TS. Lê Ngọc Lâm - Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ, Luật sư Phạm Nghiêm Xuân Bắc - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Sở hữu Trí tuệ Việt Nam, Ông Denis Croze - Giám đốc Văn phòng tại Singapore WIPO và các diễn giả Ông Seth Hays, Trưởng Đại diện Văn phòng Khu vực Châu Á Thái Bình Dương INTA; Ông Peter Willimott, Chuyên gia dự án cấp cao -  WIPO; Ông Nguyễn Quang Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Thẩm định Kiểu dáng công nghiệp IP Việt Nam; Ông Pathompong - Phó phòng Bộ phận pháp lý TC Pharmaceutical Industries, Co. Ltd, Bangkok cùng với các đại diện doanh nghiệp trên các tỉnh thành cả nước.

Toàn cảnh hội thảo

Tại hội thảo, Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc đã có bài phát biểu khai mạc, trong đó cho rằng câu chuyện về kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam bị đánh cắp trên thị trường quốc tế đã diễn ra khá phổ biến. Để xảy ra tình trạng này là do các doanh nghiệp Việt Nam có tài sản sở hữu trí tuệ song lại chưa quan tâm hoặc không quan tâm nhiều, thậm chí có quan tâm nhưng mức độ quan tâm chưa thỏa đáng về sở hữu trí tuệ. Để doanh nghiệp có thể quan tâm đúng mức về bảo hộ sở hữu trí tuệ nói chung, bảo hộ kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu nói riêng, trước tiên doanh nghiệp cần nắm rõ những thông tin về điều kiện để đơn đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp được chấp nhận.

TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đọc phát biểu khai mạc

Trong bài phát biểu chào mừng hội thảo, Ông Lê Ngọc Lâm - Phó Cục trưởng Cục SHTT cho rằng hội thảo được tổ chức đã khẳng định một sự phối hợp, hợp tác chặt chẽ, có hiệu quả giữa IP Việt Nam với WIPO, VCCI, VIPA và INTA trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam bảo vệ và quản lý hiệu qủa quyền sở hữu công nghiệp không chỉ ở thị trường Việt Nam mà cả ở trên thị trường thế giới.

TS. Lê Ngọc Lâm, Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ phát biểu chào mừng hội thảo

Ông Phạm Nghiêm Xuân Bắc, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Sở hữu trí tuệ Việt Nam trong bài phát biểu của mình đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo hộ kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu cho doanh nghiệp Việt Nam và cho rằng việc Việt Nam ký kết tham gia vào các Hiệp định, Thỏa ước quốc tế về sở hữu trí tuệ giúp cho việc đăng ký nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp ra nước ngoài được đơn giản hóa về mặt thủ tục và tiết kiệm thời gian, chi phí. Tuy nhiên tham gia vào các hiệp định quốc tế cũng đòi hỏi hoạt động bảo hộ SHTT Việt Nam phải được tiến hành hiệu quả hơn, thực chất hơn. Vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam cần nhận thức sâu sắc hơn nữa tầm quan trọng và sức mạnh của việc phát triển và bảo vệ tài sản trí tuệ nói chung và kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu nói riêng nhằm giúp doanh nghiệp đủ sức cạnh tranh trên thương trường và hội nhập quốc tế, đồng thời phải hoạt động thận trọng hơn để không xâm phạm quyền SHTT của người khác đặc biệt là các công ty nước ngoài.

Ông Phạm Nghiêm Xuân Bắc, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Sở hữu trí tuệ Việt Nam

Các diễn giả của hội thảo:

Ông Denis Croze - Giám đốc Văn phòng tại Singapore Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO)

Ông Seth Hay, Trưởng Đại diện Văn phòng Khu vực Châu Á Thái Bình Dương, Hiệp hội Nhãn hiệu Quốc tế (INTA)

Ông Peter Willimott, Chuyên gia dự án cấp cao -  WIPO

Ông Nguyễn Quang Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Thẩm định Kiểu dáng công nghiệp Cục Sở hữu trí tuệ

Ông Pathompong - Phó phòng Bộ phận pháp lý TC Pharmaceutical Industries, Co. Ltd, Bangkok

Hội thảo với sự chia sẻ kinh nghiệm của các diễn giả trong nước và quốc tế đối với các doanh nghiệp Việt Nam về các cách thức đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu quốc gia và quốc tế, cách thức tra cứu kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu trước khi nộp đơn và trước khi sản xuất kinh doanh sản phẩm, đồng thời chia sẻ những kinh nghiệp thực tiễn về cách thức xây dựng và quản lý hiệu quả tài sản sở hữu trí tuệ trong doanh nghiệp nhằm giúp các doanh nghiệp bảo hộ và khai thác hiệu quả giá trị tài sản trí tuệ của mình.

Thảo luận giữa diễn giả và doanh nghiệp

Nhãn hiệu hàng đầu - Sản phẩm vàng - Dịch vụ vàng 2022
  • BÀI VIẾT NỔI BẬT
  • XEM NHIỀU NHẤT